10 nghệ nhân làm ấm tử sa Trung Quốc nổi tiếng nhất

Các nghệ nhân ấm tử sa Trung Quốc hiện nay đều đã già. Tuy nhiên những kiến thức, kinh nghiệm làm ấm tử sa của họ đều được truyền cho con cháu. Và tất nhiên phải trải qua nhiều năm thì tay nghề của những nghệ nhân trẻ mới nâng cao được. Kết hợp với kiến thức từ những kinh nghiệm từ những nghệ nhân gạo cội sẽ cho ra nhiều mẫu ấm tử sa đẹp, tinh tế.

Những nghệ nhân ấm tử sa Trung Quốc nổi tiếng nhất hiện nay có thể kể tên như Cố Cảnh Chu, Tưởng Dung, Từ Hán Đường… Và trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với độc giả 10 nghệ nhân nổi tiêng nhất Trung Quốc về ấm tử sa.

Nghệ nhân Cố Cảnh Chu (1915 – 1996)

Nghệ nhân ấm tử sa Cố Cảnh Chu (1915 – 1996) là một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất của dòng ấm tử sa đương đại. Tuy đã qua đời khá lâu nhưng những sản phẩm của ông vẫn còn được rất nhiều người yêu thích. Đặc điểm ấm của tử sa của Cố Cảnh Chu có tính nghệ thuật rất cao kết hợp với tính ứng dụng tốt trong nghệ thuật trà đạo. Các dòng ấm tử sa sở trường của nghệ nhân Cố Cảnh Chu là dòng ấm Thạch Biều, Báo Xuân Mai, dáng ấm Như Ý…

Nghệ nhân Cố Cảnh Chu với bức ảnh hiếm hoi được chụp.
Nghệ nhân Cố Cảnh Chu với bức ảnh hiếm hoi được chụp.

Cố Cảnh Chu vốn là một nghệ nhận trân truyền khi được kế thừa rất nhiều những kinh nghiệm từ các thành viên trong gia đình. Gia đình ông có truyền thống và khá nổi trong làng thủ công làm ấm thời bấy giờ. Nhờ tài năng và quyết tâm nghiên cứu của mình. Ông đã trở thành một nghệ nhân ấm tử sa nổi tiếng khắp vùng Nghi Hưng khi mới chỉ 18 tuổi. Trong suốt sự nghiệp làm ấm của mình ông đã cho ra đời rất nhiều dáng ấm đẹp, tinh tế và có giá trị cho tới ngày nay.

Nghệ nhân Cố Cảnh Chu đang dạy 1 học trò làm ấm tử sa.
Nghệ nhân Cố Cảnh Chu đang dạy 1 học trò làm ấm tử sa.

Xem thêm Cố Cảnh Chu trên Wiki tại đây https://en.wikipedia.org/wiki/Gu_Jingzhou

Nghệ nhân Tưởng Dung (1919-?)

Một trong những nghệ nhân nổi tiếng tiếp theo đó là nghệ nhân Tưởng Dung. Những tác phẩm nổi tiếng của bà được nhiều người đón nhận và công nhận. Đặc biệt vào năm 1955 sản phẩm ấm tử sa của bà đã được lựa chọn để làm tặng phẩm cho chính khách nước ngoài. Đích thân thủ tướng Chu Ân Lai đã lựa chọn những sản phẩm này. Điều này cho thấy những ấm tử sa được làm bởi bà có giá trị và vẻ đẹp như thế nào.

Nghệ nhân Tưởng Dung sinh năm 1919 xuất thân từ làng gốm Nghi Hưng. Cũng giống như những nghệ nhân khác khi bà bắt tay làm quen với ấm tử sa rất sớm khi chỉ 11 tuổi. Không thành công sớm như nghệ nhân Cố Cảnh Chu khi khoảng 25 tuổi bà mới cho ra đời tác phẩm có giá trị là Nho Sóc. Nhằm tiếp tục nâng cao tay nghề của mình bà quyết định rời quê hương gia nhập 1 công ty chuyên làm đồ trang sức giả cổ. Tại đây bà đã tiếp xúc với nhiều trường phái nghệ thuật cũng như những kỹ thuật làm gốm tinh tế. Vốn giúp ích rất nhiều trong việc làm ấm tử sa sau này.

Nghệ nhân làm ấm tử sa Tưởng Dung và các dáng ấm cơ bản
Nghệ nhân làm ấm tử sa Tưởng Dung và các dáng ấm cơ bản

Năm 1945 khi đã học hỏi được kha khá những kiến thức và kinh nghiệm làm gốm sứ. Bà quyết định quay trở lại làng Nghi Hưng và vận dụng những kiến thức của mình để làm dòng ấm tử sa gia truyền. Tại đây sau nhiều biến động của các cuộc chiến tranh và đặc biệt là cách mạng văn hoá. Con đường làm ấm tử sa của bà bị gián đoạn khá nhiều. Ai cũng biết cách mạng văn hoá của Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn tới mọi vấn đề trong cuộc sống. Và nó phá huỷ, kìm nén đi khá nhiều những nét đẹp, công trình, tinh thần văn hoá của nhân dân Trung Hoa.

Những tác phẩm tiêu biểu nhất của nghệ nhân ấm tử sa Tưởng Dung thường lấy ý tưởng từ cổ cây hoa lá cách điệu. Chúng vừa đẹp vừa gần gũi với cuộc sống con người và đều có tính nghệ thuật rất cao.

  • 1975 sáng tạo ra sản phẩm Sen Vịt
  • 1977 là sản phẩm Cá Tím, Bí Ngô
  • 1995 là sản phẩm Trường Thọ, Bích Hoa.

Truyền nhân nổi tiếng nhất của nghệ nhân Tưởng Dung là Tưởng Nghệ Hoa. Đây chính là con gái của bà hiện nay.

Nghệ nhân Đàm Tuyền Hải (1939 – ?)

Sinh năm 1936 tại Nghi Hưng – Giang Tô và tiếp xúc sớm với công việc gốm sứ trong làng. Ông vừa kết hợp học tập kinh nghiệm của làng nghề vừa theo học khoa thủ công mỹ nghệ của học viện nghệ thuật TW Trung Quốc. Tốt nghiệp năm 40 tuổi ông bắt đầu áp dụng những kiến thức của mình và thổi hồn cho những tác phẩm ấm tử sa. Chính vì thế tác phẩm của ông được đánh giá cao tại các triển lãm và cuộc thi quốc tế.

  • Giải vàng hội chợ tại Đức năm 1984
  • Giải nhất sản phẩm mới Giang Tô 1985.
  • Giải nhất triển lãm hội hoạ và thư pháp An Huy…
Nghệ nhân Đàm Tuyền Hải và những dáng ấm tử sa tiêu biểu
Nghệ nhân Đàm Tuyền Hải và những dáng ấm tử sa tiêu biểu

Năm 2004 ông được công nhận là nghệ nhân cấp quốc gia và đảm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành gốm sứ.

Nghệ nhân Từ Hán Đường (1932-??)

Là một trong những học trò của nghệ nhân Cố Cảnh Chu. Do vậy những tác phẩm của của Từ Hán Đường cũng có những nét nghệ thuật tinh tế từ người thầy của mình. Những tác phẩm của ông thiên về kỹ thuật và những đường nét tinh xảo. Trong cuộc đời của mình nghệ nhân Từ Hán Đường có rất nhiều những tác phẩm được lưu trữ trong các viện bảo tàng. Có thể kể tên các bảo tàng như Nam Kinh, bảo tàng Lịch Sử hoặc các bảo tàng nước ngoài như Bỉ, Anh.

Nghệ nhân Từ Hán Đường và những dáng ấm cơ bản.
Nghệ nhân Từ Hán Đường và những dáng ấm cơ bản.

Uông Dân Tiên (1943-?)

Bắt đầu tiếp xúc và làm ấm tử sa từ những năm 14 tuổi. Nghệ nhân Uông Dân Tiên đã cho ra đời nhiều tác phẩm ấm tử sa kinh điển và đạt được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Nhờ tiếp thu kinh nghiệm của khá nhiều người thấy lớn nên bà có kinh nghiệm trong không chỉ làm ấm tử sa mà còn có cả về gốm sứ.

Nghệ nhân Uông Dân Tiên và những dáng ấm tiêu biểu.
Nghệ nhân Uông Dân Tiên và những dáng ấm tiêu biểu.

Các sản phẩm của bà được gửi đi dự thi khá nhiều những những cuộc thi về gốm sứ và đạt giải. Và những tác phẩm nổi tiếng nhất được lưu trữ tại bảo tàng Bắc Kinh.

Các dáng ấm tiêu biểu nhất của nghệ nhân ấm tử sa Uông Dân Tiên đó là ấm Thạch Biều, Bí Ngô…

Nghệ nhân Cố Thiệu Bồi ( 1945-?)

Năm 13 tuổi Cố Thiệu Bồi đã được gia đình gửi gắm vào học trường học nghề ấm tử sa. Và tại đây ông đã được bậc thầy làm ấm tử sa Cố Cảnh Chu chỉ dạy. Những tác phẩm của đã dành nhiều giải cao tại các cuộc thi tỉnh và quốc gia. Năm 1989 ông được bầu làm phó chủ tịch hội gốm sư tại Giang Tô.

Nghệ nhân Cố Thiệu Bồi và dáng ấm tử sa tiêu biểu.
Nghệ nhân Cố Thiệu Bồi và dáng ấm tử sa tiêu biểu.

Nghệ nhân Lưu Kiến Bình ( 1957-?)

Nghệ nhân cuối cùng trong danh sách 10 nghệ nhân ấm tử sa Trung Quốc được giới thiệu. Ông là một trong những nghệ nhân cao cấp của dòng ấm tử sa. Sinh năm 1957 nhưng mãi tới năm 1976 ông mới bắt đầu theo học làm ấm tử sa lúc 19 tuổi. Trong suốt quá trình học làm ấm ông tiếp tục theo học nâng cao tại Học viện nghệ thuật Nam kinh 1983 và học viện mỹ thuật TW năm 1989.

Nghệ nhân lưu Kiến Bình và dáng ấm tử sa tiêu biểu.
Nghệ nhân lưu Kiến Bình và dáng ấm tử sa tiêu biểu.

Những tác phẩm ấm tử sa nổi tiếng nhất của ông là ấm Châu Bàn, Ấm Giá Cô Đề Lương..

Bao Chí Cường ( 1946-?)

Nghệ nhân Bao Chí Cường cũng có xuất thân từ làng gốm Nghi Hưng Trung Quốc. Ông được khá nhiều những nghệ nhân trong làng truyền thụ cho kinh nghiệm và kỹ năng như Nhậm Hán Đình, Ngô Vân Căn… Năm 1975 ông được cử đi nghiên cứu tại Học Viện Mỹ thuật TW Trung Quốc về gốm sứ. Do vậy những tác phẩm của ông không chỉ nổi tiếng về các dáng ấm mà đặc biệt là các hoạ tiết hội hoạ, thư pháp trên thân ấm. Những tác phẩm của ông là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật dáng ấm và nghệ thuật hội hoạ thư pháp. Mang tới những sản phẩm ấm tử sa có tính nghệ thuật rất cao. Chúng đã từng đạt giải tại các triển lãm gốm sứ trong nước và Quốc tế.

Nghệ nhân của Bao Chí Cường và dáng ấm cơ bản.
Nghệ nhân của Bao Chí Cường và dáng ấm cơ bản.

Bao Chí Cường là nghệ nhân làm ấm tử sa được công nhận là nghệ nhân cấp quốc gia về gốm sứ.

Nghệ nhân Lý Xương Hồng ( 1937-?)

Lý Xương Hồng là một trong những nghệ nhân được sự chỉ dạy của Cố Cảnh Chu. Nhờ đó mà các tác phẩm của ông đều rất đẹp và có tính nghệ thuật cao. Trong cuộc đời của mình ông được công nhận là nghệ nhân cấp cao năm 1989 và nghệ nhân cấp quốc gia năm 2000.

Nghệ nhân Lý Xương và các dáng ấm tử sa cơ bản.
Nghệ nhân Lý Xương và các dáng ấm tử sa cơ bản.

Không chỉ là nghệ nhân làm ấm tử sa khá nổi tiếng. Ông còn chuyên tâm nghiên cứu và cho ra đời những nghiên cứu sâu sắc về ấm tử sa để lưu truyền cho hậu nhân sau này.

Nghệ nhân Châu Quế Trân (1943-?)

Không có quá nhiều thông tin về nghệ nhân Châu Quế Trân. Chỉ được biết bà cũng là một học trò khá nổi bật của nghệ nhân Cố Cảnh Chu. Bà cũng là một trong những nghệ nhân cấp cao làm ấm tử sa. Những dáng ấm tiêu biểu của bà là ấm Thạch Biều, Giá Cô Đề Lương và ấm Tập Ngọc.

Nghệ nhân làm ấm tử sa Châu Quế Chân và các dấu và dáng ấm cơ bản.
Nghệ nhân làm ấm tử sa Châu Quế Chân và các dấu và dáng ấm cơ bản.

Trên đây là những nghệ nhân làm ấm tử sa Trung Quốc nổi tiếng. Còn rất nhiều những nghệ nhân khác chưa được liệt kê. Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các nghệ nhân khác trong các bài post tiếp theo nhé!


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/bantradoim/domains/bantradoimau.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 5665
Bài viết liên quan